Hợp tác chuyên gia, khám - điều trị, chuyển giao chuyên môn tại BV Đồng Nai-2
Sau khi chia sẻ về việc điều trị ung thư vú, tình hình sức khỏe của ca sĩ Hồng Nhung được mọi người quan tâm. Trên trang cá nhân mới đây, giọng ca Nhớ mùa thu Hà Nội chia sẻ loạt ảnh mới, kèm theo dòng trạng thái: “Gần 3 tháng rưỡi trôi qua từ ngày đầu gặp các bác sĩ, y tá tại trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhận chẩn đoán bệnh. Rồi tôi được điều trị, chăm sóc tận tình, trong khi vẫn tạo điều kiện để bệnh nhân thực hiện được live concert và thu đĩa than hát về Hà Nội”.Dịp này, Hồng Nhung gửi lời cảm ơn trước sự quan tâm, hỏi han động viên của bạn bè, đồng nghiệp và khán giả dành cho mình từ sau khi cô chia sẻ về tình hình sức khỏe trên trang cá nhân. Đối diện với biến cố, nữ ca sĩ khẳng định: “Khi bạn đọc được những dòng này, hãy yên tâm vì Hồng Nhung đã mang trong mình một tâm thế mới: lạc quan và sẵn sàng chia sẻ”. Hồng Nhung công khai thông tin điều trị ung thư vú hồi cuối tháng 1.2025. Nữ ca sĩ nói chính sự yêu thương, động viên của mọi người là nguồn động lực giúp cô lạc quan khi chiến đấu với bệnh tật. Hôm 11.2, H’Hen Niê gây chú ý khi chia sẻ hình ảnh được bạn trai trao tặng nhẫn kim cương. Bức ảnh này nhận về lượt tương tác “khủng” với hơn 525.000 lượt thích và hàng ngàn bình luận. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 bày tỏ niềm hạnh phúc khi nhận được lời chúc mừng từ mọi người trong khoảnh khắc trọng đại. Sau đó, bạn trai H’Hen Niê là nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi công khai loạt ảnh hậu trường đầy hài hước, khiến khán giả thích thú. Dù không quá chênh lệch về chiều cao song bạn trai đã phải đứng trên một bậc, còn nàng hậu sinh năm 1992 chủ động nghiêng người thấp xuống để có được những bức ảnh lãng mạn trong khoảnh khắc đặc biệt này. Kèm theo đó, nhiếp ảnh gia nhắn nhủ ngọt ngào đến H’Hen Niê: “Mấy bạn bảo kiếp trước anh đi giải cứu thế giới nên mới có được em. Rồi kiếp này phải làm gì tiếp để kiếp sau anh lại có được em đây”. Dưới phần bình luận, nhiều khán giả mong chờ đám cưới của cặp đôi trong thời gian tới. Nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn được chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn trước tết vài tuần. Được bác sĩ động viên, anh giữ tinh thần lạc quan và tiến hành phẫu thuật theo chỉ định. Trao đổi với chúng tôi, người đại diện cho biết Nguyễn Minh Tuấn vừa trải qua hơn 5 tiếng phẫu thuật, mọi thứ đã ổn định. “Biết ơn những lời hỏi thăm của mọi người. Hy vọng anh Tuấn sớm về và gặp lại mọi người”, phía nhà thiết kế cho hay. Thời gian đầu đối diện với biến cố sức khỏe, Nguyễn Minh Tuấn không tránh khỏi lo lắng, hoang mang. Song sau đó anh ổn định tinh thần, thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi đối diện với bạo bệnh, Nguyễn Minh Tuấn thấy trân trọng sức khỏe hơn. “May mắn là Tuấn phát hiện bệnh tình sớm nên mọi thứ vẫn ổn”, người đại diện cho hay. Nguyễn Minh Tuấn sinh năm 1992, quê Bình Dương. Anh là nhà thiết kế đứng sau chiếc váy giúp Thùy Tiên tỏa sáng ở Miss Grand International 2021. Trong sự nghiệp, Nguyễn Minh Tuấn còn tạo ra nhiều mẫu váy cho các hoa hậu, á hậu trong nước và quốc tế. Nhân dịp Đức Phúc trình làng sản phẩm âm nhạc mới, Hòa Minzy có những tiết lộ thú vị về người em thân thiết. Khi nói về mối quan hệ của cả hai, giọng ca Rời bỏ bộc bạch: “Cũng đã 8 năm bọn mình ở bên cạnh nhau, từ những người xa lạ ta gặp gỡ và rồi coi nhau như gia đình. Nếu không coi nhau như gia đình, con của chị đã chẳng gọi 2 em tiếng gọi thân thương là cậu nhỉ”. Hòa Minzy nói vì đã có con nên cô ít khi đồng hành cùng với Đức Phúc và Erik như trước. Nữ ca sĩ 9X chia sẻ: “Hai em sẽ có thời gian chia sẻ với nhau nhiều hơn. Bây giờ tôi có cuộc sống khác nhưng tôi cũng muốn tâm sự để Đức Phúc không có cảm nhận rằng tôi ít quan tâm em ấy”.Chelsea ra đòn ‘phản công’ Barcelona sau những thất bại ở thị trường chuyển nhượng
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của DeepSeek đã làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào sức mạnh của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tại Mỹ, dẫn đến việc giá cổ phiếu của nhiều công ty phương Tây, bao gồm Nvidia và ASML, giảm mạnh vào hôm 27.1.Một thông tin đáng chú ý đối với các nhà đầu tư là khả năng của DeepSeek trong việc cung cấp một chatbot AI có hiệu suất tương đương ChatGPT nhưng lại miễn phí cho người dùng và có chi phí phát triển thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy rằng việc tạo ra các mô hình ngôn ngữ hiệu quả không nhất thiết phải phụ thuộc vào nguồn lực phần cứng và chi phí cao.Theo CNBC, kết thúc phiên giao dịch hôm 27.1, giá cổ phiếu của Nvidia đã bốc hơi 600 tỉ USD, tương đương mức giảm 17,8%. Cổ phiếu ASML cũng giảm 11%, đánh dấu mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch kể từ ngày 15.10 năm ngoái.Nhiều công ty công nghệ khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với cổ phiếu của Broadcom giảm 17,3%, AMD giảm 8%, Microsoft giảm 3% và Palantir giảm 7%. Thậm chí các công ty không liên quan trực tiếp đến AI như Constellation Energy và Vistra cũng chứng kiến giá trị cổ phiếu giảm lần lượt 21% và 29%. Tổng cộng, thị trường chứng khoán Mỹ đã mất hơn 1.000 tỉ USD vốn hóa trong một ngày.Nvidia được xem là một trong những công ty hưởng lợi chính từ sự bùng nổ AI trong hai năm qua, nhờ vào việc phát triển và cung cấp máy gia tốc cho các hệ thống máy tính. Trong khi đó, ASML là nhà cung cấp máy in thạch bản lớn nhất phục vụ cho sản xuất chip. Công ty dự kiến sẽ công bố báo cáo tài chính hằng quý trong tuần này.Thời gian gần đây, các hoạt động của các công ty và chính quyền Mỹ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ đã được báo chí đưa tin rộng rãi. Meta Platforms đã công bố kế hoạch đầu tư lên tới 65 tỉ USD để xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu. Dự án Stargate, được công bố với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến sẽ đầu tư lên tới 500 tỉ USD trong 4 năm tới.Tất cả những điều này cho thấy rằng Mỹ sẽ không ngừng chi tiêu lớn để duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Tuy nhiên, sự đột phá của DeepSeek đã chỉ ra rằng không phải lúc nào cũng cần thiết phải đầu tư lớn vào phần cứng, thay vào đó việc tối ưu hóa phần mềm trong môi trường hạn chế về tài nguyên cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Nếu các công ty trong ngành nhận ra sự mất cân bằng này, nhu cầu về sản phẩm từ ASML và Nvidia có thể sẽ giảm, điều này đang gây áp lực lên giá cổ phiếu của các công ty công nghệ phương Tây trong phiên giao dịch gần đây.
Bộ đôi nam phụ được yêu thích trong 'Cõng anh mà chạy'
Năm 2023 cũng ghi nhận sự chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện của SHB nhằm hướng tới mô hình ngân hàng hiện đại tiêu chuẩn trong tương lai. Đặc biệt, chuyển đổi số với chiến lược, định hướng phát triển rõ ràng đã đạt được những kết quả tích cực, giúp SHB đạt được tăng trưởng tốt về khách hàng và giao dịch.
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."
Thống kê đáng kinh ngạc của Messi từ đầu năm 2024
Theo Financial Times ngày 19.3 trích dẫn lời các quan chức giấu tên, động thái loại trừ trên cũng sẽ bao gồm các hệ thống vũ khí do một nước thứ 3 bán ra. Tuy nhiên, việc loại trừ sẽ không áp dụng nếu Mỹ ký kết quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh với EU. Nếu được các quốc gia thành viên EU đồng ý, sự loại trừ trên cũng sẽ áp dụng cho các công ty vũ khí từ Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Mỹ chưa phản hồi về các thông tin trên.Việc các nhà sản xuất vũ khí Mỹ bị loại khỏi quỹ quốc phòng trị giá hàng tỉ USD của EU cho thấy sự thay đổi đáng kể trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, một sự thay đổi đã diễn ra trong vài năm qua và tăng tốc dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.Từ lâu, Mỹ vẫn là nhà cung cấp công nghệ quân sự chủ yếu cho các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, hiện một số nhà lãnh đạo EU ngày càng kêu gọi độc lập hơn trong chiến lược và mua sắm quốc phòng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 16.3 kêu gọi châu Âu "tự chủ chiến lược" và không nên phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ về năng lực quân sự. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ "thuyết phục" các đồng minh châu Âu "đã quen với việc mua hàng Mỹ" hãy chi tiền cho công nghệ châu Âu.Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Trump thường xuyên đề cập ông muốn châu Âu chịu trách nhiệm nhiều hơn về quốc phòng của mình và đáp ứng mức chi tiêu quân sự của NATO. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh những thay đổi địa chính trị nhanh chóng, bao gồm cả những lo ngại về chính sách của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ và EU cũng đang có căng thẳng thương mại liên quan thuế quan. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen gần đây cũng công bố kế hoạch chi tiêu quốc phòng lên tới 870 tỉ USD cho EU, coi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine là dấu hiệu cho thấy Moscow có tham vọng lớn hơn ở châu lục và gây ra mối đe dọa an ninh.